Thông báo Về việc phòng ngừa và đấu tranh với tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng
Kính thưa toàn thể bà con nhân dân trên địa bàn xã
Thời
gian qua đã xuất hiện nhiều loại tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không
gian mạng diễn ra phức tạp, nhức nhối với nhiều thủ đoạn mới, tinh vi và ngày
càng đa dạng, đối tượng thường lợi dụng lòng tham, niềm tin hoặc sự sợ hãi của
bị hại để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, gây thiệt hại lớn về
tài sản, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.
Để
phòng ngừa tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, Cơ quan
Công an cảnh báo một số thủ đoạn lừa đảo.
1. Lừa giả danh cơ quan
Công an, viện kiểm sát, Tòa án: đối tượng giả danh là cán bộ công an, Viện kiểm
sát, tòa án gọi điện với nạn nhân thông báo có liên quan đến vụ án hình sự ma
túy, rửa tiền xuyên quốc gia để gây sức ép, dọa nạt làm người dân hoang mang, yêu
cầu nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản do bọn chúng cung cấp để phục vụ công
tác điều tra sau đó chiếm đoạt tiền.
2. Lừa giả danh Cơ quan
Công an thông báo liên quan tài khoản định danh điện tử VNeID, làm căn cước cho
trẻ dưới 14 tuổi, đăng ký dịch vụ công trực tuyến và yêu cầu cài đặt tài khoản,
truy cập vào các đường link giả mạo, xấu độc hoặc cung cấp các thông tin cá
nhân để chiếm quyền điều khiển điện thoại và thực hiện chuyển tiền trong tài
khoản ngân hàng…
3. Lừa đảo kêu gọi đầu
tư tài chính, tiền ảo
Lừa
đảo kêu gọi người dân bỏ tiền tham gia đầu tư, mua bán, giao dịch các loại tiền
ảo, tiền kỹ thuật số, tiền mã hóa trên các sàn giao dịch.
4. Lừa đảo trúng thưởng.
Các
đối tượng sử dụng mạng xã hội như Zalo, Facebook có giao diện giống như các công
ty, tập đoàn kinh doanh, nhắn thông tin khuyến mại hoặc trúng thưởng đến người
sử dụng, để tạo niềm tin các đối tượng đưa ra các phần quà có giá trị cao.
5. Lừa đạt cọc mua hàng
nhằm chiếm đoạt tài sản:
-
Các đối tượng đăng tin bán ô tô, xe máy, thiết bị điện tử, đồ dùng trên các
trang mạng xã hội. sau khi nhận được tiền đặt cọc bằng hình thức chuyển khoản
thì đối tượng dừng việc liên lạc.
-
Lừa mua tài sản thanh lý hải quan giá rẻ: Sau khi lừa, kéo được bị hại vào việc
mua tài sản giá rẻ, đặt cọc tiền thì đối tượng chặn liên lạc.
6. Chiếm đoạt quyền sử
dụng tài khoản cá nhân Zalo, Fcebook của người sử dụng, giả danh chủ tài khoản
nhắn tin để vay tiền.
7. Lừa đảo nhận quà từ
nước ngoài: các đối tượng kết bạn qua zalo, Facebook giới thiệu là người nước
ngoài để làm quen với bị hại, hứa hẹn chuyển đồ về cho bị hại một món
hàng, quà tặng để có thể nhận quà thì bị hại phải chuyển tiền.
8. Lừa tuyển cộng tác
viên bán hàng:
Các
đối tượng mạo danh nhân viên các sàn thương mại điện tử như shopee; Tiki;
Sendo; Lazada tuyển cộng tác viên làm nhiệm vụ chuyển tiền thanh toán...
9. Dịch vụ lấy lại tiền
khi đã bị lừa: giả danh nhân vật có uy tín, sức ảnh hưởng liên hệ dịch vụ lấy
lại tiền.
10. Thông báo khóa sim
vì chưa chuẩn hóa thuê bao
Các
đối tượng gọi điện thoại thông báo khóa dịch vụ viễn thông, nạn nhân làm theo
hướng dẫn sẽ mất thông tin cá nhân.
11. Gỉa danh nhân viên y
tế báo người thân đang cấp cứu: Lừa đảo người thân đang cấp cứu và chuyển tiền
để mổ gấp.
Trên đây là một số phương thức thủ đoạn của
tội phạm lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, Cơ quan Công an
kêu gọi toàn thể cán bộ, nhân dân trên địa bàn nêu cao cảnh giác với các thủ
đoạn trên, thực hiện “4 không, 2 phải”:
- “4 không” là: (1)Không sợ (không hoảng sợ khi nhận được điện thoại, tin nhắn, các thông tin mà người
lạ mặt gửi đến có nội dung xấu liên quan đến cá nhân và người thân);
(2)Không tham (khi có người lạ gọi điện
hoặc gửi tin nhắn thông báo được trúng thưởng hoặc nhận được khoản tiền lớn
không rõ nguồn gốc thì không được tin lời các đối tượng); 3)Không kết bạn với
người lạ (khi có người lạ mặt trên mạng
xã hội kết bạn làm quen không rõ là ai, không rõ mục đích thì không nên kết bạn,
bắt chuyện, nhất là không được cung cấp các thông tin cá nhân để đối tượng có
thể lợi dụng); (4)Không làm (khi các
cá nhân không quen biết yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc yêu cầu chuyển
tiền hay làm một số việc thì tuyệt đối không được làm theo).
- “2 phải” là: (1)Phải thường xuyên cảnh giác (chủ động bảo mật các thông tin cá nhân, nhất
là các thông tin quan trọng như: Thông tin thẻ căn cước công dân; thông tin tài
khoản ngân hàng; thông tin tài khoản mạng xã hội...); (2)Phải tố giác ngay
với cơ quan pháp luật khi có nghi ngờ (khi
nhận được các cuộc gọi lạ có dấu hiệu nghi ngờ là hoạt động lừa đảo thì phải gọi
ngay cho đồng chí Trưởng Công an xã 0983879555
hoặc điện thoại trực ban Công an huyện 0238.382.2176 để hỏi và được hướng dẫn).
TRƯỞNG
CÔNG AN XÃ
Thiếu tá Phan Văn Trọng