Tên gọi Đền Hồng Long hay còn gọi là Đền Nhạn Tháp
Di tích có tên gọi là hồng Long vì hiện nay ngôi đền này nằm trên địa phận xã hồng Long, do UBND xã Hồng Long trực tiếp quả lý, nhân dân thường gọi là Đền Hồng Long
Còn tên gọi “Nhạn Tháp” thì theo truyền thuyết của nhân dân địa phương và tài liệu “Nam Đàn cổ trích lục”, xưa kia trong làng có một ngôi tháp lớn được xây dựng trên một ngọn núi trông tựa đôi cánh chim nhạn, khi tháp xây xong có một con chim nhạn đến đậu trên đỉnh tháp, vì vậy ngôi tháp được gọi là Nhạn Tháp, và làng cũng có tên gọi Nhạn Tháp kể từ đó. Tên gọi Nhạn Tháp của ngôi đền mang ý nghĩa chỉ địa danh.
Địa điểm đường đi đến di tích:
Địa điểm: Đền Nhạn Tháp từ khi xây dựng tới nay về vị trí không thay đổi, chỉ có tên gọi di tích về đơn vị hành chính xã có thay đổi qua các thời ký như sau:
- Trước CMT8/1945 xã Hồng Long được chia làm 3 thôn (Long Hồng, Thượng Nậm và Nhạn Tháp) thuộc 2 tổng Xuân Lâm, Xuân Liễu của Huyện Nam……, phủ Anh Đô (tức là huyện nam Đàn, tỉnh Nghệ An ngày nay)
Theo một số cụ già cao tuooiur ở địa phương cho biết ở Hồng Long vào khoảng thời Lý có một ngôi chùa to – khi vị sư trụ trì có nhiều công dduecs mất, nhân dân đã hỏa táng và mang thi hài của nhà sư chôn và dựng tháp thờ. Ngôi tháp to, đẹp mọc giữa vùng làng mạc trù phú như kêu gọi và hướng con người vào làm việc thiện, biểu tượng cho con mắt anh minh của Phật tổ chiếu rạng, cứu vớt chúng sinh nên ngôi tháp được gọi là Nhạn Tháp
Sau CMT8/1945 xã Hồng Long thuộc về xã Xuân Lâm
Năm 1954 xã Hồng Long được chia thành 2 xã: Nam Hồng và Nam Long. Lúc này di tích nằm ở xã nam Hồng nên một số người còn gọi là Đền Nam Hồng
Năm 1969 các đơn vị hành chính được điwwù chỉnh lại: Nam Hồng, Nam Long được nhập lại thành xã hồng Long. Di tích có tên gọi là đền Hồng Long kẻ từ đó.
Hiện nay ngôi đền nằm ven ddeee, trên bờ tả ngạn sông Lam thuộc làng Nhạn Tháp, xã Hồng Long, huyện nam Đàn, NA. Cách Làng Sen quê Bác khoảng 3 km về phía Đông, cách huyện Nam Đàn 7 km về phía Bắc avf cách TP VINH – trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa tỉnh Nghệ An 17 km (theo đường chim bay về phía Nam)
Đường đi đến di tích:
- Từ Vinh khách tham quan có thể đi đến di tích bằng nhiều con đường, với mọi phương tiện như ô to, xe máy, ca nô, thuyền máy…Nhưng đến di tích bằng xe máy vẫn là phương tiện thuận lợi nhất.
Nếu đi bằng đường bộ: Từ Vinh theo con đường 49 Vinh – Nam Đàn về phía Tây khoảng 20 km là đến huyện Nam Đàn. Từ trung tâm huyện Nam Đàn(rẽ trái ở ngã ba)theo đê 42 khoảng 4km về phía Đông, đến cổng chào của xã Hồng Long rẽ tráo là đến di tích.
Nếu đi bằng đường thủy:Từ Vinh lấy cửa tiền làm điểm xuất phát, ngược dòng tả ngạn sông Lam, khoảng 25km là đến bến đò Vạn Rú. Từ bến đò tiếp tục khoảng 2km là cập bến sông làng Nhạn Tháp. Từ bến sông đi bộ khoangr 800m là đến di tích.
Sự kiện nhân vật lịch sử:
Nam Đàn là đất văn vật, nhưng Nam Đàn nổi tiếng không bởi truyền thống hiếu học và nhiều người đỗ đạt mà NĐ còn nổi tiếng trên hết vẫn bởi truyền thống yêu nước, trọng đạo nghĩa. Tín ngưỡng thờ Thành hoàng (chủ yếu là những người có công với làng) một tín ngưỡng phổ biến ở Nam Đàn đã phần nào phản ánh truyền thống tốt đẹp đó.
Đền Hồng Long ở làng Nhạn Tháp là một trong số rất ít nghững ngôi đền còn sót lại dọc ven tả ngạn sông Lam của huyện Nam Đàn. Theo các cụ già cao tuổi ở địa phương thì đền Hồng Long thờ vọng các vị sau đây: Lý Nhật Quang và Tam tòa Thánh Mẫu
Lý Nhật Quang là ai? Vì sao nhân dân ở đây lại tôn Ông làm thành hoàng và lập đền thờ vọng? Theo các truyền thuyết lịch sử, hiệu bụt và sắc phong vốn có trước đây của đền và các tư liệu lịch sử thì Lý Nhật Quang là con trai thứ 8 của Vua Lý Thái Tổ, vốn tư chất thông minh lại được sinh ra và lướn lên trong một gia đình dòng dõi quý tộc có điều kiện học hành chu đáo cho nên vừa bước vào tuổi trưởng thành , giữa chốn triều trung ông đã tỏ ra là con người có học vấn cao, văn võ song toàn và giàu lòng nhân ái.
Năm Đinh Mão 1027 Vua LÝ Thái Tổ qua đời, Lý Thánh Tông lên ngôi thay cha trị vì thiên hạ, thấy được tài đức của Lý Nhật Quang và tầm trọng trọng về mặt chiến lược của vùng đất xứ Nghệ, nên tháng 11 – 1044 Lý thánh Tông đã xuống chiếu cho Uy Minh Vương Lý Nhật Quang vào làm trì châu Nghệ An
Rời kinh thành vào xứ Nghệ , tận mắt chứng kiến cuộc sống cơ cực đủ bề của người dân do thiên tai, cướp bóc quan lại nhũng nhiễu… Lý Nhật Quang hết sức băn khoăn trăn trở.
Với tấm lòng thương dân sâu sắc và tầm nhìn xa trông rộng, Ông đã đề ra một loạt chính sách hợp với lòng dân và có ý nghĩa chiến lược lâu dài trên mọi lĩnh vực của đời sống người dân xứ Nghệ
Về chính trị: Ông lập ra một đội quân nghiem thắng và sử dụng lực lượng này để dẹp các bè phái, đảng cướp…tạo điều kiện cho nhân dân yen ổn làm ăn.
Đối với quân lính và quan lại dưới quyền ông, ông thi hành lệnh nhà vua một cách nghiêm khắc “không được lấy của dân, ai lấy rồi thì phạt 100 trượng, nếu ai chưa lấy được mà người dân bị thương thì sẽ bị xử tội lưu” (2)
Về kinh tế: Thấy được Nghệ An đất rộng, lắm tài nguyên nhưng nhân dân đói khổ, nên ông chủ trương khai thác quy mô vùng đất Nghệ An, một mặt khuyến khích động viên nhân dân làm nông nghiệp, chăm lo cày cấy (3). mặt khác ông ban hành một loạt chính sách và mở mang đất đai, giao thông và đê điều như sau:
Về mở mang đất đai ông chủ trương khai phá vùng đất miền tây Nghệ An, giao cho những người dưới quyền ông chiêu tập dân nghèo lưu tán và những người trộm cướp, phạm tội biết ăn năn lên các vùng miền Tây Nghệ An (Tương Dương, Quế phong, quỳ châu, con cuông, quỳ hợp) để làm ăn…Nhờ vậy nhiều họ có ruộng có làng, còn phần đất phía Tây của Nhà nước cũng được mở mang thêm.
Về giao thông:
Để sự giao lưu giữa các vùng, các miền được thông suốt, tiện lợi Ông đã chủ trương khai thông 2 tuyến thượng đạo, một tuyến từ Yên Thành đi Đô Lương, Anh Sơn, con Cuông,Lào và một tuyến từ Quỳnh Lưu đi Nghĩa Đàn, Quế Phong, Chân Á ( Thanh Hóa)
Về thủy lợi: Nghệ An là một tỉnh có lắm núi, nhiều sông nên thuận lợi nhiều mà nghịch lý cũng không phải ít. Đặc biệt là sông Lam. Hàng năm từ khaongr tháng 6 đến tháng 10 mưa to lũ lướn đã đe dọa và cuốn trôi bao xóm làng và đồng ruộng dọc ven sông. Nắm được phong thổ địa lý Nghệ An, Ông đã giao cho quan lại, quân lính dưới quyền ông huy động công , của đắp những con đê dài dọc 2 bờ Sông Lam để hạn chế lũ lụt. Đồng thời với việc tổ chức đắp đê, Lý Nhật Quang đã tiến hành chiêu dân mở đất , lập nên những xóm làng trù phú trên đôi ven bờ sông Lam ngày nay. (1)
Nhờ có con đê nên sự phá hoại về người, của, cây trồng…được hạn chế.
Ngoài những chính sách trên, ông còn bỏ tiền của và cho phép các làng xây dựng đền, chùa,khuyến khích con người làm việc thiện.
(1) Theo “Đại việt sử kí toàn thư” thì từ 1036 triều Lý đã đặt hành chính tại Châu Hoan và đổi thành Châu Nghệ An
(2) Theo “Đại Việt sử kí toàn thư” tập 1
(3) “ Nghệ Tĩnh trong lòng Tổ quốc Việt Nam” của Thanh Tâm và Ninh Viết Giao
- Chính nhờ những chính sách sáng suốt, kịp thời trên, chỉ trong một thời gian ngắn sau đó sự giao lưu giữa các miền Nam – Bắc, xuôi ngược được thông suốt, tiện lợi, đất đai canh tác được mở rộng, ngiều làng xóm được lập nên trên những đồi phù sa của Sông Lam để lại. Nạn cướp bóc, lũ lụt không còn là mối đe dọa khủng khiếp, nhân dân yên ổn làm ăn, đời sống ngày càng no đủ “nhân dân Nghệ An từ miền ngược tới miền xuôi, đến các dân tộc phía Nam (Chiêm Thành), phía Tây (Ai Lao) đều hết lòng kiêng nể và mến mộ ông
- Về quân sự: Ông cũng là một con người tài ba, dũng cảm. Từ việc giúp chúa chiêm thành dẹp nổi loạn đến việc lo quân lương cho vua Lý Thái Tông đi dẹp giặc ở phía Nam Đại việt…ông đều hoàn thành nhiệm vụ một cách vẻ vang. Vì vậy tháng 8 – 1044 trên đường trở về kinh đô, vua Lý Thái tông đã ghé lại hành dinh Nghệ An trao cho Lý Nhật Quang quyền tiết việt, tức là quyền được bổ nhiệm quan lại , phong thưởng, xử các án lớn, điều khiển các tướng võ…mà không cần ý kiến của triều đình. Đồng thời phong tước vương cho ông.
- Năm 1066 sau thắng lợi ở miền Tây Nghệ an về, triều đình triệu Lý Nhật Quang về kinh đô làm nội quan. Nhưng do nội bộ Nhà Lý thời kỳ này lục đục, nhiều bè phái nên trên đường đi ông bị phe đối lập giết hại.
-Mặc dù sử sách không ghi chép cụ thể về ngày tháng và cái chết của ông. Nhưng tên tuổi và sự nghiệp của ông luôn được người dân xứ nghệ ca ngợi, mến mộ, phụng thờ.
-Lược sử ghi nhận công lao của ông “Vị anh hùng trong sự nghiệp bảo vệ giang sơn đất nước, nơi mảnh đất xứ Nghệ “phên dậu” của nước nhà và là người có công đầu tiên trong việc khai cơ lập làng, lập nên những làng xóm trù phú trên đồi ven bờ sông Lam ngày nay.
-Chính vì công lao, tài đức của ông đối với mảnh đất xứ nghệ lớn lao như vậy nên sau khi ông mất, gắn kiền với những công tích của ông là những đình, đền, miếu được lập nên và chủ yếu ở dọc ven thung lũng sông Lam
-Riêng vùng tả ngạn sông lam của huyện Nam Đàn, công lao của Lý Nhật Quang với mảnh đất này lại càng lớn lao gấp bội, bởi vì vùng này chính là cái rốn nước của dọc tả ngạn sông lam. Hàng năm khi mùa mưa lũ đến, dòng sông đầy ắp, tưởng như không bờ không bến…nều như không có con đê, làm sao sự sống ở mảnh đất này có thể tồn tại.
Một số hình ảnh làm lễ tế rằm tại Đền Nhạn Tháp: